Vào cuối tháng tư năm 1964, Đại hội Liên hoan Phụ nữ "5 tốt" toàn miền Bắc họp tại Thủ đô. Tất cả đại biểu về dự phần lớn là rất trẻ, nhiều cô còn trẻ hơn con dâu út của tôi, duy chỉ tôi là đầu đã bạc.
Hội trường Ba Đình bữa đó bỗng náo nhiệt hẳn lên khi nghe tin Bác đến.
Bác đến vào giữa lúc họp. Thật quá bất ngờ. Tiếng hô "Bác Hồ muôn nǎm" vang lên bắt đầu từ những hàng thế trên cùng, phút chốc loan đi khắp cả phòng họp rộng lớn này. Tôi mừng vui và cảm động đến chảy nước mắt. Nhất là khi Bác lên bàn nói chuyện thân mật, Bác lại nhắc đến tên tôi. Tôi run lên, thú thật tôi không còn tin ở tai mình nữa. Tôi cứ tưởng mình đang nằm mơ! Bên cạnh tôi, cháu Trương Thanh Trúc, diễn viên đoàn vǎn công quân đội ghé sát vào tai tôi nói khẽ : "Mẹ Hoan, Bác nhắc đến tên mẹ!". Lúc đó tôi mới tin là không phải trong mơ, mà là sự thật. Trong đời tôi, đây là một vinh hạnh quá lớn, một điều mà chưa bao giờ tôi dám nghĩ đến. Tôi là một người phụ nữ bình thường ở một khu phố nhỏ, một người thợ thủ công già, thế mà Bác lại quan tâm đến công việc làm của tôi!
Thì ra nãy giờ tôi mải ngắm Bác... Giờ đây, tiếng Người vẫn bên tai. Mãi mãi trong đời tôi ghi tạc lời dạy của Người:
"Tǎng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân, tǎng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc".
Rồi Bác giải thích điều thứ 5 trong phong trào "5 tốt" vấn đề xây dựng gia đình nuôi dạy con cái, Bác nói: "Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Rộng ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia đình. Ta có câu hát:
Nhiễu diều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Rộng hơn nữa chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa:
Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là anh em.
Đã là đại gia đình, thì sự sǎn sóc dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình khỏe và ngoan. Mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan và khỏe. Về việc này chúng ta có những gương mẫu như cụ Lê Thị Hoan (Bác nhắc đến tên tôi). Cụ Hoan đã có công giáo dục mấy chục cháu xấu trở thành những cháu tốt. Nếu tất cả chị em phụ nữ ta đều cố gắng làm được như cụ Hoan thì chắc rằng con cháu của chúng ta đều sẽ ngoan và tốt.
Hội trường hướng về phía tôi vỗ tay ầm vang. Lúc này tôi lúng túng quá, chẳng biết làm gì. Tôi cúi mặt xuống, không dám ngẩng lên. Bác lại cǎn dặn các cấp Đảng bộ, chính quyền cần thiết thực giúp đỡ phong trào 5 tốt không ngừng tiến lên, để phụ nữ được đóng góp nhièu cho cuộc chống Mỹ cứu nước.
Sau cùng với giọng nói đầm ấm, Bác vui vẻ hỏi:
Già như cụ Hoan, sao cụ Hoan làm được? Tại sao các cô chưa làm được? Thế các cô có làm không?
Mọi người đều đáp:
- Có ạ? Bác lại hỏi:
- Bao giờ làm?
- Dạ, họp xong về làm ngay.
Làm được bao nhiêu?
- Thưa Bác làm khắp nơi ạ!
Tôi liếc mắt nhìn Bác, thấy Bác gật đầu tỏ vẻ hài lòng.
Thế rồi, Bác bước xuống bục. Các cô trẻ chạy tràn ra cả lối đi để đón Bác. Bỗng chị Hà Quế đi đến chỗ tôi ngồi, chị gọi:
- Cụ Hoan ơi? Cụ Hoan lên gặp Bác.
Lúc đó tôi bàng hoàng cả người. Vừa mừng vui, vừa lo lắng. Tôi cố nhấc bước lên nhưng chân tay cứ run rẩy vì quá mừng. Tôi chưa đi được mấy bước, cũng vừa Bác đến. Bác cầm tay tôi. Luýnh quýnh tôi chẳng biết nói gì, thưa gì.
Nhưng tôi toát mồ hôi, ác một nỗi các anh quay phim lại chĩa những ngọn đèn sáng rực vào phía tôi.
Như biết tôi đang lúng túng. Bác chỉ vào chiếc ghế:
- Cụ ngồi xuống đây
Tôi mạnh dạn ngồi bên cạnh Bác. Bác ân cần thǎm hỏi gia đình tôi.
- Cụ ông có khỏe không?
Thưa có ạ!
- Cụ dạy bao nhiêu cháu, các cháu hiện có ngoan không?
Tôi rất kinh ngạc, thế ra mọi việc làm của tôi và của các cháu Bác đều biết. Tôi lần lượt thưa cùng Bác số cháu nơi tôi đỡ đầu có 30 cháu. Đó là những cháu chưa ngoan. Các cháu mảng học, ham chơi bời, trèo cây, đánh nhau, có cháu ǎn cắp làm mất trật tự trị an đường phố. Mẹ cha thì buồn phiền, nhà trường lo lắng. Tôi cũng thưa với Bác những khó khǎn bước đầu trong việc tập hợp các cháu lại, tổ chức cho các cháu vui chơi, lao động và học tập. Và đến nay tôi đã có một đóng góp nhỏ đã là giáo dục được 180 cháu trở thành những đội viên thiếu niên tốt, những cháu ngoan của Bác. Có 8 cháu được chọn đến Phủ Chủ tịch liên hoan cùng thiếu nhi Thủ đô, hè nǎm 1962. nhiều Cháu đã được đeo huy hiệu Đoàn.
Bác lại hỏi thêm.
- Các cháu đối với cụ thế nào?
- Rất thương ạ! Chúng đều gọi bằng "bà nội". Và hôm nay các cháu đều cố gắng thực hiện "5 điều Bác Hồ dạy".
Bác nhìn sang phía chị Nguyễn Thị Thập và các đại biểu rồi Bác hỏi tiếp:
- Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể có giúp gì cụ không?
- Dạ có ạ!
- Cụ còn nguyện vọng gì nữa không?
Thưa Bác, được gặp Bác, biết Bác khỏe, là điều sung sướng nhất, và ước mong cho miền Nam giải phóng để chị em phụ nữ và đồng bào miền Nam được đón Bác, đó là nguyện vọng duy nhất của tôi, cùng là nguyện vọng của mọi người ạ.
Bác quay sang các đại biểu trẻ, vui cười nói:
- Muốn Bác mạnh khỏe, muốn miền Nam giải phóng, thì phải ra sức thi đua.
Thế là tất cả chúng tôi đều hô to: "Bác Hồ muôn nǎm?" và cứ vây lấy Người, không muốn rời Người nửa bước.
Hôm ấy về nhà, tôi đem chuyện gặp Bác kể cho các cháu nghe, thuật lại lời dặn dò của Người cho chị em phụ nừ trong khu Hội phụ nữ Đấng Đa. Ai nấy đều vui mừng, nhất là các cháu chưa ngoan phải suy nghĩ nhiều. Tôi cũng lại nói cho mọi người ở khu phố tôi nghe. Lời kêu gọi thi đua của Bác đã được đǎng lại trên báo Đảng ngay ngày hôm sau "Trong lúc miền Nam chúng ta đang ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống mới thì phụ nữ ở phía bên kia sông Bến Hải đang cùng toàn thể đồng bào miền Nam anh dũng, hy sinh anh dũng chống đế quốc Mỹ cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Tôi đề nghị Đại hội hoan hô đồng bào miền Nam anh hùng và chúc đồng bào miền Nam giành nhiều thắng lợi hơn nữa! Chính vì chúng ta đang xây dựng trong hoàn cảnh hòa bình, còn đồng bào miền Nam đang phải ngày đêm chiến đấu nên nhân dân miền Bắc chúng ta cần phải thi đua mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt". Thế là thành một cao trào thi đua "vì miền Nam" trong các cháu. Các cháu vừa học vừa làm tǎng giờ lấy tiền mua sách, xây dựng tủ sách kết nghĩa với các bạn thiếu niên Huế, Sài Gòn, kết nghĩa anh em và góp tiền mua vũ khí ủng hộ đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ. Nhiều cháu đã trở thành những công nhân, cán bộ trong các cơ quan, xí nghiệp. Nhiều cháu đã lên đường giết giặc, như cháu Quách Vǎn Long cùng anh em bắn rơi máy bay Mỹ được Bác tặng huy hiệu.
Cháu Phạm Vǎn Phương, Nguyễn Vǎn ý lái xe cho bộ đội pháo binh, cháu Nguyễn Vǎn Thanh, Nguyễn Vǎn Thao là học sinh giỏi toàn huyện. Nhiều cháu đi học xa tận các nước đã về làm thợ, làm cán bộ như các cháu Hoàng Đình Nội, Cao Đắc Quý... các cháu cùng chúng tôi có chút ít thành tích nhỏ như vậy là nhờ công ơn dạy bảo của Bác, cửa Đảng. Và chính Bác là người dạy cho tôi tình yêu trẻ, cách giáo dục trẻ. Lúc sinh thời, người là "ông cụ trồng cây giỏi nhất nước". Và cũng vì yêu cây yêu người, Bác đã từng nói "Vì lợi ích mười nǎm trồng cây, vì lợi ích trǎm nǎm trồng người cho thế hệ mai sau.
Ghi sâu lời Di chúc của Bác "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết", tôi xin hứa trước anh linh Người còn được ngày nào, tôi ra sức làm việc "bằng hai" để cho miền Nam chóng được giải phóng và để Bác vui lòng nơi chín suối.
Những điều này đã được ghi lại từ 1969 - một ngày thu mưa sầu gió thảm lưu luyến tiễn Bác đi xa...
Cụ Lê Thị Hoan vẫn còn sống, nǎm nay gần 90 tuổi. Tuổi cao, sức yếu, mắt kém, cụ không còn đủ sức dạy bảo các cháu nữa. Nhưng đã có người thay thế cụ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ tiếp tay cùng cụ nhân hạt giống tình thương yêu của Bác gieo trồng khắp cả cánh đồng từ Bắc chí Nam. Cây tình thương yêu con trẻ của Bác Hồ mãi mãi lên xanh nay đã trở thành cây cổ thụ.
Theo Bác Hồ kính yêu
TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN
Bác Hồ tập võCuộc đời của Bác là một mẫu mực về tự rèn luyện. Bác đã làm thơ nói rõ con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trò, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hoàn thiện mình. Mỗi hành vi của mình, Bác như đã hoá thân trong quảng đại quần chúng. Muốn đạt tới sự hoàn thiện đó phải dày công khổ luyện, khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen.
Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên Bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lich sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.
Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Thời gian bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chế độ lao tù hà khắc đến sức lực tuổi trẻ như Dương Đào cũng phải bỏ mạng. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể. Thời kỳ ở núi rừng, hang động thiếu thốn trǎm bề, ǎn uống kham khổ nhờ tự rèn luyện mà Bác và nhiều đồng chí đã vượt qua.
Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là "cái đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng gìơ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.
Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục. Nǎm 1945 những tình báo chiến lược của Mỹ vào Việt Nam để thuyết phục "lực lượng Việt Minh" của Hồ Chí Minh vào quỹ đạo hoạt động của họ, nhưng rồi chính họ lại trở thành những người tuyên truyền cho Việt Minh. Một chí sĩ cách mạng "bất hợp tác với cộng sản" khi gặp Bác rồi trở thành người tri kỷ với lý tưởng mà dân tộc Việt Nam đang thực hiện. Hiện thân Bác là da là thịt, nhưng các tín đồ tôn gláo tôn vinh Bác như vị Thánh hiền của họ. Bác có được thiên nǎng đó là do rèn luyện mà nên.
Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Hồi ở Tân Trào Bác ốm nặng, thuốc thang cứu chữa một phần nhưng điều quan trọng là ý chí, sức chịu đựng và lòng tin đã giúp Bác vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác ốm mê man nhưng khi tỉnh dậy Bác nói chuyện hỏi han những người xung quanh, nếu ngồi được là Bác gượng ngồi, tập khởi động rồi làm việc. Có những cuộc họp quan trọng Bác không đi được phải cáng, Bác cùng yêu cầu đến dự phát biểu ngắt quãng trong hơi thở, nhưng Bác nói rõ ràng, rành mạch. Họp hội đồng Chính phủ, tuy rất, mệt nhưng Bác vẫn đến dự, suốt cuôc họp Bác phải ngồi tựa vào cột nhà. Khi đau ốm nhẹ không ai biết Bác ốm. Chỉ khi Bác không đi lại được mới biết Bác ốm nặng. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.
Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày trong giờ. Khi thèm hút lắm Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung tư tưởng để bớt đi cơn nghiện. Tuổi già làm việc đó thật quá vất vả, tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào, phải có một nghị lực phi thường như Bác mới làm được. Bác tìm một lọ thuỷ tinh nhỏ để trên bàn, lấy một điếu hút một nửa, còn nửa kia Bác dụi vào lọ thuỷ tinh, có lúc Bác nói vui: "gái một con thuốc ngon nửa điếu". Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hoặc khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cung như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:
Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...
Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Có lần đi thǎm núi Tam Đảo, đồng chí dẫn đường muốn Bác đi theo con đường dễ đi, biết ý Bác đi nhanh lên trước, đến chỗ khó đi Bác cởi dép, mặc quần ngắn đi đỡ vướng, Bác leo dốc, cánh thanh niên theo không kịp. Nǎm 1958, Bác sang thǎm Â'n Độ. Có ngọn tháp cao chưa có nguyên thủ quốc gia nào dám lên đến đỉnh. Bác leo nhanh lên đến đỉnh trước, Bác vẫy tay chào mọi người trước sự ngạc nhiên thán phục về sức dẻo dai của Bác.
Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, Bác đi nhanh, đồng chí bảo vệ đi với Bác cũng khó theo kịp. Những nǎm cuối đời, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, đến một ghế đá Bác nghỉ tạm bằng cách ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp. Bác tập nhảy cao. Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua, ngày ngày cây lớn cao dần và Bác cũng nâng dần sức bật độ cao. Kiên trì tập nên Bác nhảy được khá cao, thanh niên nếu không tập nhảy cao chắc chắn thua Bác. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng. Bác để cái rổ xa rồi ngồi tập ném bóng vào rổ, lúc đầu gần sau tập ném xa hơn. 5 giờ chiều ngày 12- 8-1969, gió và mưa lất phất, Bác bảo đi Hồ tây thǎm các đồng chí vừa ở hội nghị Pari về, các đồng chí bảo vệ sức khoẻ can ngǎn, đề nghị Bác mời các đồng chí đến, Bác bảo các chú vừa mới về đang mệt ta lên thǎm và luôn tiện hỏi tình hình Hội nghị và tình hình miền Nam. Hôm đó Bác về đến nhà thì ho và sốt. Các bác sỹ chẩn đoán Bác bị viêm phổi và quyết định dùng thuốc kháng sinh liều cao để dứt viêm phổi. Nhưng do tuổi già, đến tối 24-8 Bác bị cơn đau vùng tim. Ghi điện tim biết được Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Bệnh tình ngày một nặng thêm. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đến thǎm, ngày nào Bác cũng nói sức khoẻ Bác khá hơn hôm qua. Hàng ngày khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào báo cáo tình hình miền Nam Bác mới yên tâm. Tuy mệt nằm một chỗ, khi nào mỏi ở vai Bác mới yêu cầu xoa bóp, Bác không hề kêu ca. Những ngày cuối ai vào thǎm cũng lo lắng.
Muốn phá tan không khí lo lắng đó, Bác bảo cả phòng không có lọ hoa, anh em đưa vào bó hoa hồng, Bác không thích. Chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa vào bó hoa Huệ, loại hoa Bác yêu thích thường ngày. Bác bảo các cô y tá thay phiên hát cho vui. Bác dặn ngày 2-9 tổ chức long trọng, đốt pháo hoa để đồng bào vui. Bác biết ngày mình mất nhưng vẫn truyền niềm vui lạc quan cho người khác. Cả cuộc đời Bác là thế, không chỉ đem độc lập tự do, cơm no áo ấm về cho dân tộc mà còn cả niềm vui trọn vẹn cho mọi người. Bác mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân là thế.
Theo Bác Hồ Kính yêu
Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên Bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lich sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.
Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Thời gian bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chế độ lao tù hà khắc đến sức lực tuổi trẻ như Dương Đào cũng phải bỏ mạng. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể. Thời kỳ ở núi rừng, hang động thiếu thốn trǎm bề, ǎn uống kham khổ nhờ tự rèn luyện mà Bác và nhiều đồng chí đã vượt qua.
Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là "cái đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng gìơ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.
Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục. Nǎm 1945 những tình báo chiến lược của Mỹ vào Việt Nam để thuyết phục "lực lượng Việt Minh" của Hồ Chí Minh vào quỹ đạo hoạt động của họ, nhưng rồi chính họ lại trở thành những người tuyên truyền cho Việt Minh. Một chí sĩ cách mạng "bất hợp tác với cộng sản" khi gặp Bác rồi trở thành người tri kỷ với lý tưởng mà dân tộc Việt Nam đang thực hiện. Hiện thân Bác là da là thịt, nhưng các tín đồ tôn gláo tôn vinh Bác như vị Thánh hiền của họ. Bác có được thiên nǎng đó là do rèn luyện mà nên.
Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Hồi ở Tân Trào Bác ốm nặng, thuốc thang cứu chữa một phần nhưng điều quan trọng là ý chí, sức chịu đựng và lòng tin đã giúp Bác vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác ốm mê man nhưng khi tỉnh dậy Bác nói chuyện hỏi han những người xung quanh, nếu ngồi được là Bác gượng ngồi, tập khởi động rồi làm việc. Có những cuộc họp quan trọng Bác không đi được phải cáng, Bác cùng yêu cầu đến dự phát biểu ngắt quãng trong hơi thở, nhưng Bác nói rõ ràng, rành mạch. Họp hội đồng Chính phủ, tuy rất, mệt nhưng Bác vẫn đến dự, suốt cuôc họp Bác phải ngồi tựa vào cột nhà. Khi đau ốm nhẹ không ai biết Bác ốm. Chỉ khi Bác không đi lại được mới biết Bác ốm nặng. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.
Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày trong giờ. Khi thèm hút lắm Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung tư tưởng để bớt đi cơn nghiện. Tuổi già làm việc đó thật quá vất vả, tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào, phải có một nghị lực phi thường như Bác mới làm được. Bác tìm một lọ thuỷ tinh nhỏ để trên bàn, lấy một điếu hút một nửa, còn nửa kia Bác dụi vào lọ thuỷ tinh, có lúc Bác nói vui: "gái một con thuốc ngon nửa điếu". Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hoặc khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cung như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:
Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...
Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Có lần đi thǎm núi Tam Đảo, đồng chí dẫn đường muốn Bác đi theo con đường dễ đi, biết ý Bác đi nhanh lên trước, đến chỗ khó đi Bác cởi dép, mặc quần ngắn đi đỡ vướng, Bác leo dốc, cánh thanh niên theo không kịp. Nǎm 1958, Bác sang thǎm Â'n Độ. Có ngọn tháp cao chưa có nguyên thủ quốc gia nào dám lên đến đỉnh. Bác leo nhanh lên đến đỉnh trước, Bác vẫy tay chào mọi người trước sự ngạc nhiên thán phục về sức dẻo dai của Bác.
Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, Bác đi nhanh, đồng chí bảo vệ đi với Bác cũng khó theo kịp. Những nǎm cuối đời, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, đến một ghế đá Bác nghỉ tạm bằng cách ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp. Bác tập nhảy cao. Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua, ngày ngày cây lớn cao dần và Bác cũng nâng dần sức bật độ cao. Kiên trì tập nên Bác nhảy được khá cao, thanh niên nếu không tập nhảy cao chắc chắn thua Bác. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng. Bác để cái rổ xa rồi ngồi tập ném bóng vào rổ, lúc đầu gần sau tập ném xa hơn. 5 giờ chiều ngày 12- 8-1969, gió và mưa lất phất, Bác bảo đi Hồ tây thǎm các đồng chí vừa ở hội nghị Pari về, các đồng chí bảo vệ sức khoẻ can ngǎn, đề nghị Bác mời các đồng chí đến, Bác bảo các chú vừa mới về đang mệt ta lên thǎm và luôn tiện hỏi tình hình Hội nghị và tình hình miền Nam. Hôm đó Bác về đến nhà thì ho và sốt. Các bác sỹ chẩn đoán Bác bị viêm phổi và quyết định dùng thuốc kháng sinh liều cao để dứt viêm phổi. Nhưng do tuổi già, đến tối 24-8 Bác bị cơn đau vùng tim. Ghi điện tim biết được Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Bệnh tình ngày một nặng thêm. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đến thǎm, ngày nào Bác cũng nói sức khoẻ Bác khá hơn hôm qua. Hàng ngày khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào báo cáo tình hình miền Nam Bác mới yên tâm. Tuy mệt nằm một chỗ, khi nào mỏi ở vai Bác mới yêu cầu xoa bóp, Bác không hề kêu ca. Những ngày cuối ai vào thǎm cũng lo lắng.
Muốn phá tan không khí lo lắng đó, Bác bảo cả phòng không có lọ hoa, anh em đưa vào bó hoa hồng, Bác không thích. Chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa vào bó hoa Huệ, loại hoa Bác yêu thích thường ngày. Bác bảo các cô y tá thay phiên hát cho vui. Bác dặn ngày 2-9 tổ chức long trọng, đốt pháo hoa để đồng bào vui. Bác biết ngày mình mất nhưng vẫn truyền niềm vui lạc quan cho người khác. Cả cuộc đời Bác là thế, không chỉ đem độc lập tự do, cơm no áo ấm về cho dân tộc mà còn cả niềm vui trọn vẹn cho mọi người. Bác mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân là thế.
Theo Bác Hồ Kính yêu
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh và gia đình liệt sĩ
Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn quan tâm chăm sóc công tác thương binh, liệt sĩ. Người rất đau xót và tiếc thương khi hay tin ngoài mặt trận có chiến sĩ bị thương, chiến sĩ hy sinh, Ngày 7 tháng 1 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới bác sĩ Vũ Đình Tụng:
“Thưa ngài, tôi được báo cáo rằng: con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, vật chất họ mất nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn sống mãi với non sông Việt Nam.
Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ”.(1)
Là Chủ tịch nước, bộn bề công việc, Bác vẫn dành thời gian đi thăm thương binh và gia đinh liệt sĩ. Nhiều thương binh cảm động trước tấm lòng của Bác đã hứa với Người sẽ sớm xung phong ra trận khi liền vết thương. Qùa của đồng bào gửi Bác, Bác đem tặng thương binh và gia đinh liệt sĩ kèm theo một phần lương của Người.
Ở các địa phương nơi xa, Bác Hồ không đến được, Người biên thư thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong các chiến dịch và mặt trận: Lê Hồng Phong, Quang Trung, Đông Khê, Trung Du và Đông Bắc... Bức thư đề ngày 23 tháng9 năm 1949 gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ - Người viết:
“Hôm nay , cuộc kháng chiến oanh liệt ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ vừa đúng hai năm. Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ và nhân dân toàn quốc nghiêng mình trước linh hồn các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc.
Tôi gửi lời an ủi những chiến sĩ và đồng bào bị thương, bị địch giam cầm hoặc đang bị khổ sở nơi địch chiếm đóng.
Tôi gửi lời thân ái khen ngợi toàn thể đồng bào và chiến sĩ đang hăng hái chiến đấu.
Đã hai năm nay, chiến sĩ và đồng bào ta hy sinh nhiều tính mạng, tài sản, chịu nhiều cực khổ gian nan, chí dũng cảm ngày càng bền chặt, sức chiến đấu ngày càng tăng gia, chí quyết thắng ngày càng vững chắc. Các bạn là đội xung phong của dân tộc, con yêu của đất nước nhà”.(2)
Bác Hồ khen ngợi các bác sĩ , y sĩ, y tá đã hết lòng cứu chữa thương binh: “Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”. Người nêu tấm gương nữ y tá Phạm Thị Tám (Quê Khánh Hoà) để toàn ngành y học tập.
Bác Hồ quan tâm giáo dục đối với cán bộ ngành thương binh - những người được giao nhiệm vụ thay mặt và chịu trách nhiệm trước nhân dân và Chính phủ để săn sóc đời sống tinh thần, vật chất cho anh em thương binh, bệnh binh.
Thư gửi hội nghị cán bộ ngành thương binh, cựu binh tháng 01 năm 1954 (bút tích lưu lại tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh) Người viết: “Trong công tác, anh chị em đều có tiến bộ. Đó là một điều đáng khen. Nhưng vẫn còn những khuyết điểm cần sửa chữa...
Nhiệm vụ của cán bộ và nhân viên trong ngành là phải hết lòng kính mến, thương yêu, chăm sóc thương binh, bệnh binh. Ra sức làm cho họ vui vẻ, lành mạnh, tiến bộ”.
Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quan tâm chăm sóc giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ là nhiệm vụ lâu dài, bền bỉ chứ không phải nhất thời. Mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều phải tham gia với tình cảm uống nước nhớ nguồn. Bác Hồ chủ trương chính quyền và các đoàn thể xã hội tổ chức đón thương binh về làng. Người đề ra biện pháp cụ thể: Mỗi xã trích một phần ruộng công hoặc khai hoang thêm diện tích mới đề cày cấy, chăm nom, gặt hái thu hoa lợi để nuôi thương binh. Người động viên thương binh, bệnh binh tàn mà không phế tuỳ theo sức của mình làm những công việc nhẹ như học may, đan lát, hớt tóc hoặc giúp việc phòng giấy, việc bình dân học vụ trong làng...
Tháng 7 năm 1951, Bác Hồ kêu gọi: “Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tin chắc rằng công việc đón thương binh về làng sẽ có kết quả tốt đẹp”(3). Tư tưởng xã hội hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành rất sớm, từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tôi nhớ mãi lần quê hương tôi nghe lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đón thương binh về làng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Anh em thương binh, bệnh binh được sống trong tình cảm nồng ấm của gia đình, họ hàng, đoàn thể, chính quyền. Nhân dân tự nguyện giúp đỡ thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ bằng việc làm thiết thực: Gánh nước, kiếm củi, lợp nhà, tát nước, làm cỏ ngô, lúa... Những việc làm đền ơn đáp nghĩa ấy còn quí hơn tiền tử tuất và hưu bổng thương tật. Tôi có chị gái xung phong kết hôn với anh thương binh trong tình thương yêu cao cả. Đám cưới tập thể của nhiều anh em thương binh, bệnh binh được tổ chức long trọng, vui tươi và giản dị với bát nước chè xanh và hái hoa dân chủ. Ngày ấy không khí làng quê nao nức như ngày hội.
LƯƠNG SƠN
“Thưa ngài, tôi được báo cáo rằng: con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, vật chất họ mất nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn sống mãi với non sông Việt Nam.
Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ”.(1)
Là Chủ tịch nước, bộn bề công việc, Bác vẫn dành thời gian đi thăm thương binh và gia đinh liệt sĩ. Nhiều thương binh cảm động trước tấm lòng của Bác đã hứa với Người sẽ sớm xung phong ra trận khi liền vết thương. Qùa của đồng bào gửi Bác, Bác đem tặng thương binh và gia đinh liệt sĩ kèm theo một phần lương của Người.
Ở các địa phương nơi xa, Bác Hồ không đến được, Người biên thư thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong các chiến dịch và mặt trận: Lê Hồng Phong, Quang Trung, Đông Khê, Trung Du và Đông Bắc... Bức thư đề ngày 23 tháng9 năm 1949 gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ - Người viết:
“Hôm nay , cuộc kháng chiến oanh liệt ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ vừa đúng hai năm. Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ và nhân dân toàn quốc nghiêng mình trước linh hồn các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc.
Tôi gửi lời an ủi những chiến sĩ và đồng bào bị thương, bị địch giam cầm hoặc đang bị khổ sở nơi địch chiếm đóng.
Tôi gửi lời thân ái khen ngợi toàn thể đồng bào và chiến sĩ đang hăng hái chiến đấu.
Đã hai năm nay, chiến sĩ và đồng bào ta hy sinh nhiều tính mạng, tài sản, chịu nhiều cực khổ gian nan, chí dũng cảm ngày càng bền chặt, sức chiến đấu ngày càng tăng gia, chí quyết thắng ngày càng vững chắc. Các bạn là đội xung phong của dân tộc, con yêu của đất nước nhà”.(2)
Bác Hồ khen ngợi các bác sĩ , y sĩ, y tá đã hết lòng cứu chữa thương binh: “Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”. Người nêu tấm gương nữ y tá Phạm Thị Tám (Quê Khánh Hoà) để toàn ngành y học tập.
Bác Hồ quan tâm giáo dục đối với cán bộ ngành thương binh - những người được giao nhiệm vụ thay mặt và chịu trách nhiệm trước nhân dân và Chính phủ để săn sóc đời sống tinh thần, vật chất cho anh em thương binh, bệnh binh.
Thư gửi hội nghị cán bộ ngành thương binh, cựu binh tháng 01 năm 1954 (bút tích lưu lại tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh) Người viết: “Trong công tác, anh chị em đều có tiến bộ. Đó là một điều đáng khen. Nhưng vẫn còn những khuyết điểm cần sửa chữa...
Nhiệm vụ của cán bộ và nhân viên trong ngành là phải hết lòng kính mến, thương yêu, chăm sóc thương binh, bệnh binh. Ra sức làm cho họ vui vẻ, lành mạnh, tiến bộ”.
Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quan tâm chăm sóc giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ là nhiệm vụ lâu dài, bền bỉ chứ không phải nhất thời. Mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều phải tham gia với tình cảm uống nước nhớ nguồn. Bác Hồ chủ trương chính quyền và các đoàn thể xã hội tổ chức đón thương binh về làng. Người đề ra biện pháp cụ thể: Mỗi xã trích một phần ruộng công hoặc khai hoang thêm diện tích mới đề cày cấy, chăm nom, gặt hái thu hoa lợi để nuôi thương binh. Người động viên thương binh, bệnh binh tàn mà không phế tuỳ theo sức của mình làm những công việc nhẹ như học may, đan lát, hớt tóc hoặc giúp việc phòng giấy, việc bình dân học vụ trong làng...
Tháng 7 năm 1951, Bác Hồ kêu gọi: “Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tin chắc rằng công việc đón thương binh về làng sẽ có kết quả tốt đẹp”(3). Tư tưởng xã hội hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành rất sớm, từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tôi nhớ mãi lần quê hương tôi nghe lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đón thương binh về làng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Anh em thương binh, bệnh binh được sống trong tình cảm nồng ấm của gia đình, họ hàng, đoàn thể, chính quyền. Nhân dân tự nguyện giúp đỡ thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ bằng việc làm thiết thực: Gánh nước, kiếm củi, lợp nhà, tát nước, làm cỏ ngô, lúa... Những việc làm đền ơn đáp nghĩa ấy còn quí hơn tiền tử tuất và hưu bổng thương tật. Tôi có chị gái xung phong kết hôn với anh thương binh trong tình thương yêu cao cả. Đám cưới tập thể của nhiều anh em thương binh, bệnh binh được tổ chức long trọng, vui tươi và giản dị với bát nước chè xanh và hái hoa dân chủ. Ngày ấy không khí làng quê nao nức như ngày hội.
LƯƠNG SƠN
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bác dạy: “Thực túc thì binh cường” và ngày ngày Người tăng gia sản xuấtBác dạy: “Thực túc thì binh cường” và ngày ngày Người tăng gia sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức cách mạng tiêu biểu, suốt đời phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ dày công rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, thế hệ trẻ và toàn dân ta.
Bác Hồ từng nói: Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang. Theo Người, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Đảng, vì lợi ích của nhân dân. Người cán bộ, đảng viên tốt muốn trở thành người cách mạng chân chính, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào mình thì sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chân thành khuyên bảo cán bộ, đảng viên trong việc trau dồi đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Trước hết, cán bộ, đảng viên không được nói trái, làm trái nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bác Hồ cho rằng, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng. Mọi cán bộ, đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng.
Là lãnh tụ của Đảng và dân tộc, người thầy của cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu cho đạo đức cách mạng và đạo đức dân tộc. Người thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho đạo đức, văn minh. Người thường căn dặn: Đạo đức cách mạng là suốt đời trung thành với Đảng, với cách mạng, với nhân dân.
Cán bộ, đảng viên của Đảng phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phấn đấu rèn luyện mình để xứng đáng là người lãnh đạo, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết T.Ư 6 (lần 2) khóa VIII, một yêu cầu lớn mà Trung ương Đảng đề ra là bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, làm cho Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân, thực hiện lời Bác dạy: Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Ban Bí thư Trung ương Khóa IX còn ra chỉ thị: Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời nêu rõ: Việc học tập, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh cần gắn liền với bồi dưỡng, thấm nhuần đạo đức Hồ Chí Minh. Bồi dưỡng đạo đức Hồ Chí Minh là học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo đạo đức, lối sống của Người, theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Bác Hồ.
Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trên cơ sở giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác – Lênin, về lý tưởng cách mạng và đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó, cần có biện pháp đưa đảng viên tham gia các hoạt động cụ thể để phát huy tính tiên phong, gương mẫu; nói đi đôi với làm; tăng cường sự đối thoại, tiếp xúc giữa cán bộ lãnh đạo ở các cấp với nhân dân để khắc phục tệ quan liêu, tăng thêm chức năng giám sát cho ngành kiểm tra và vai trò của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhất là ngăn ngừa, chống tham nhũng, lãng phí.
Quy định cụ thể việc học tập lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng một cách thiết thực, hiệu quả đối với cán bộ, đảng viên trong tình hình mới. Và điều quan trọng nhất vẫn là xác định cho đảng viên phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sâu sát quần chúng, tin tưởng vào sức mạnh nhân dân, củng cố niềm tin của đảng viên vào chủ trương, đường lối của Đảng. Từ những đảng viên giữ chức vụ cao nhất trong Đảng đến từng chi ủy viên, từng đảng viên phải là tấm gương cho quần chúng thì mới củng cố được niềm tin trong nhân dân. Đảng viên giữ cương vị càng cao càng phải là những tấm gương tiêu biểu nhất của Đảng về đạo đức, lối sống.
TS PHẠM VĂN KHÁNH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)